Dấu chấm phẩy giống như cái tên của nó, vừa chấm vừa phẩy. Nó nằm giữa chấm và phẩy một cách nên thơ, không nghiêng về bên nào. Khi ta không muốn nói nữa nhưng lại chẳng thể ngừng ngay, ta dùng dấu chấm phẩy.

Bạn Điền Yên giả vờ văn vở thế thôi chứ trong quy tắc chính tả, dấu chấm phẩy có tác dụng:
– Liên kết hai câu hoặc hai mệnh đề hoàn cảnh và có liên quan với nhau;
– Có thể thay thế liên từ;
– Tách các mục trong danh sách.

𝑷𝒉𝒂̂̉𝒚 𝒉𝒂𝒚 𝒄𝒉𝒂̂́𝒎 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒚

Nhiều khi, chúng ta sử dụng dấu chấm phẩy theo tổ tiên mách bảo vì tại các vị trí đó, phẩy hay chấm phẩy đều chấp nhận được.

1: Thay thế liên từ

𝑇𝑜̂𝑖 𝑘𝑖̣𝑝 𝑡ℎ𝑜𝑎́𝑡 𝑟𝑎 𝑘ℎ𝑜̉𝑖 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑐 𝑥𝑒 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑎𝑖 𝑛𝑎̣𝑛; (𝑛ℎ𝑢̛𝑛𝑔) 𝑐𝑜̂ 𝑎̂́𝑦 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔.

Trong tiếng Anh Anh hoặc Anh Mỹ, ở đây sẽ dùng dấu chấm phẩy còn trong tiếng Việt, ta thường dùng dấu phẩy.

2. Liệt kê danh sách

𝑇𝑜̂𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑅𝑜𝑚𝑎, 𝑌́; 𝑃𝑎𝑟𝑖𝑠, 𝑃ℎ𝑎́𝑝; 𝐵𝑎𝑟𝑐𝑒𝑙𝑜𝑛𝑎, 𝑇𝑎̂𝑦 𝐵𝑎𝑛 𝑁ℎ𝑎.

Nếu tất cả đều dùng dấu phẩy thì sẽ đánh đồng thành phố với quốc gia nên trong trường hợp này, sự phân bậc của phẩy và chấm phẩy rất có tác dụng.

3. Kết hợp với các cụm từ chuyển tiếp

𝑇𝑜̂𝑖 𝑦𝑒̂𝑢 𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑎 𝑣𝑖̀ 𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑎 𝑟𝑎̂́𝑡 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑟𝑎𝑖; 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜̣𝑛𝑔 ℎ𝑜̛𝑛, 𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑎 𝑐𝑜́ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑖𝑒̂̀𝑛.

4. Phân tách mệnh đề độc lập

𝐵𝑢𝑜̂̀𝑛 đ𝑜̛̀𝑖, 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑖 𝑥𝑒𝑚 𝑝ℎ𝑖𝑚; 𝑡𝑜̂𝑖 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑡𝑜̉𝑎 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑐ℎ𝑢́𝑡.

Trong trường hợp này, chấm phẩy hay chấm đều chấp nhận được.

Tần suất xuất hiện của dấu chấm phẩy không nhiều bằng dấu chấm và dấu phẩy, và thường thì người ta cũng hay sai ở chỗ chấm với phẩy hơn. Tôi thường xuyên gặp những câu lẽ ra nên chấm rồi thì cứ phẩy mãi hoặc chấm liên tục khiến mạch văn bị vụn. Về nguyên lý cơ bản, cứ hết một ý thì chấm câu. Nhưng trên thực tế, tôi nghĩ nên có sự linh hoạt dần.

Ví dụ, một trong các chức năng chính của dấu phẩy là ngăn cách các bộ phận đồng thức (cùng loại – cùng cấp) nhưng nếu cứ phẩy lia lịa thì sẽ có cảm giác đứt hơi.

Chẳng hạn như: 𝑇𝑜̂𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑟𝑎𝑖 𝑔𝑖𝑎̀𝑢 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̉𝑦 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 180𝑐𝑚 18 𝑐𝑚 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑜̀𝑛 𝑠𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑢 𝑐ℎ𝑒̀ 𝑐𝑜̛̀ 𝑏𝑎̣𝑐 ℎ𝑢́𝑡 𝑐ℎ𝑖́𝑐ℎ.

Theo đúng tiêu chuẩn, câu này sẽ viết là: 𝑇𝑜̂𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑟𝑎𝑖, 𝑔𝑖𝑎̀𝑢 𝑐𝑜́, 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̉𝑦, 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑚𝑎̣𝑛ℎ, 180𝑐𝑚, 18 𝑐𝑚, 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑜̀𝑛 𝑠𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ;/, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑢 𝑐ℎ𝑒̀, 𝑐𝑜̛̀ 𝑏𝑎̣𝑐, ℎ𝑢́𝑡 𝑐ℎ𝑖́𝑐ℎ.

Tuy nhiên, với văn hiện đại, cá nhân tôi thích cách diễn đạt bỏ hết dấu phẩy đi, viết thành một tràng như thế này hơn, để tạo cảm giác nhấn mạnh và hài hước: 𝑇𝑜̂𝑖 𝑡ℎ𝑖́𝑐ℎ 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̀𝑛 𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑒̣𝑝 𝑡𝑟𝑎𝑖 𝑔𝑖𝑎̀𝑢 𝑐𝑜́ 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢̉𝑦 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑚𝑎̣𝑛ℎ 180𝑐𝑚 18 𝑐𝑚 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐𝑜̀𝑛 𝑠𝑖 𝑡𝑖̀𝑛ℎ, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑟𝑢̛𝑜̛̣𝑢 𝑐ℎ𝑒̀ 𝑐𝑜̛̀ 𝑏𝑎̣𝑐 ℎ𝑢́𝑡 𝑐ℎ𝑖́𝑐ℎ.

Sở dĩ có dấu phẩy giữa si tình và không rượu chè cờ bạc hút chích bởi vì tôi cảm thấy như thế hợp lý hơn.

Đó, đại khái là rất tâm linh, tùy vào mục đích truyền đạt của người viết.

Bài tập nhỏ: đặt dấu phẩy vào đúng vị trí.

Gia đình có hai con vợ chồng hạnh phúc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *