rac-thai

Hướng dẫn xử lý “rác thải”

Tác giả: Mộng Lý Nhàn Nhân

Phát hành: Quảng Văn

NXB: Lao động

Phải dăm năm rồi tôi không đọc bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào có nữ chính. Lý do là tôi đã phát hãi lên với thể loại nữ chính là con đẻ của tác giả, không thông mình tuyệt đỉnh, làm cái vẹo gì cũng hoàn hảo chỉ trừ đoạn đầu éo le đường tình thì ngu vãi hàng nhưng tốt bụng vl nên mọi điều tốt đẹp sẽ rơi xuống truớc mặt cô nàng, chỉ việc luợm lên là xong hết.

Nữ chính trong truyện này tuy cũng đuợc mô tả khá ưu ái: thông minh, bản lĩnh nhưng cô xứng đáng với những tính từ đó chứ không phải dạng thông minh giả hiệu không có trai thì chả làm đuợc cái gì nên hồn hoặc ra vẻ mạnh mẽ cho trai mủi lòng. Tình tiết yêu đương trong truyện rất ít, ơn trời, tôi khiếp mấy truyện từ đầu đến cuối chỉ quay quanh chuyện ái ân của đôi trẻ lắm rồi.

Huớng dẫn xử lý rác thải bao gồm khoảng 20 câu chuyện nhỏ, mỗi truyện nhỏ là một sự vụ của cặp nhân vật chính. Đề tài chủ yếu là các vụ dính dáng ly hôn vì nữ chính là luật sư chuyên ngành này. Thông qua mỗi vụ uỷ thác, một mảng xã hội Trung Quốc đuợc bày lên trang giấy. Điều tôi thích nhất ở tác phẩm này đó là sự đồng điệu giữa xã hội TQ và xã hội Việt Nam. Nào mẹ chồng nàng dâu, nào bồ bịch, bạo lực gia đình, nào có thai sảy thai phá thai, nào chia tài sản khi ly dị… Cực kỳ thân thuộc, cứ như viết về Việt Nam vậy.

Nữ chính mồm miệng linh hoạt, các màn đấu khẩu với kẻ xấu đọc vỗ đùi đen đét vì sảng khoái. Triết lý của cô cũng vô cùng mạch lạc và thực tế.

Ví dụ: nếu không có rất nhiều rất nhiều tình yêu thì có rất nhiều rất nhiều tiền cũng đuợc. Câu này đuợc hiểu trong hoàn cảnh hai vợ chồng sống bao nhiêu năm với nhau, chồng bồ bịch, vợ nín nhịn đến mức không thể chung sống tiếp thì phát hiện thêm là chồng lén lút có tài sản riêng, hoặc cố gắng tẩu tán tài sản truớc ly hôn để đỡ phải chia cho vợ. Trên phương diện một phụ nữ, tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm này. Tại các nước có truyền thống trọng nam khinh nữ, đàn ông hơn 40, li dị vài lần vẫn vô tư nhưng nguời vợ, sau những năm cày cuốc hy sinh vì gia đình, nhan sắc tàn phai, thanh xuân ngắn ngủi, đổi lại là sự phản bội của chồng, thì không nhiều cơ hội đuợc như thế. Vậy thì tình đã không còn, có càng nhiều tiền càng tốt.

Hoặc “Khi cha mẹ có cảm giác con gái mình đang yêu một kẻ đào mỏ, việc đầu tiên cần làm là cắt tất cả nguồn viện trợ cho con gái.” Điều này rất chính xác. Người ta có thể nói rất hay ho rằng thì là mà anh yêu em không phải vì tiền của em (mà vì tiền của bố mẹ em). Khi tiền không còn, ta có thể nhìn rõ bản chất, sức nặng tình yêu của người khác với mình.

“Nguời ta cứ tuởng trong tình cảm nói chuyện tiền nong sẽ làm hỏng tình cảm. Thực ra, không nói gì đến tiền bạc mới làm hỏng mối quan hệ.” Câu này giống như “mất lòng trước, được lòng sau”. Nói thì dễ, làm mới khó vì theo văn hóa của chúng ta, chúng ta rất ngại nhắc đến tiền nong.

Cái nhìn của nữ chính với các vấn đề tình yêu, hôn nhân rất khôn ngoan, tỉnh táo. Bạn gái nào chuẩn bị kết hôn, bên cạnh mấy khoá học tiền hôn nhân thì đọc thêm cuốn này cho đỡ shock sau khi cuới và cũng để bớt ảo tưởng. Và tôi chắc chắn rằng dù bạn ở độ tuổi nào cũng có thể học đuợc từ tác phẩm này điều gì đó rất thực tế về hôn nhân và tình yêu.

Cực lực đề cử.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *