NGƯỜI PHÁT NGÔN CỦA THẦN CHẾT

Tác giả: Tử Kim Trần
Phát hành: Cú
Reviewer: Điền Yên
———

Đây là một cuốn thuộc series Mưu sát quan viên của Tử Kim Trần. Sau Mưu sát và Sự trả thù hoàn hảo thì tôi hoàn toàn tin tưởng vào cuốn truyện này. Hơi tiếc là nó không phải do Cổ Nguyệt phát hành cho trọn gia đình. Trước khi đọc cuốn này, tôi nghe khá nhiều lời chê rằng nó buồn ngủ, dài dòng. Nhưng thật bất ngờ, tôi lại thấy cuốn sách này rất hay, hấp dẫn, chẳng giống như lời đồn.

Mở đầu truyện là một vụ bắt cóc 7 người cùng ngồi trên một chiếc xe Buick. Kẻ bắt cóc táo tợn gọi điện tới cho công an, đưa ra yêu cầu như tát vào mặt chính quyền, nếu không nghe theo, hắn giết con tin. Các cấp bộ ngành còn chưa kịp quyết định có nên xuôi theo hắn để câu giờ không thì đã phát hiện xác 5 người cùng cái xe bị cháy xém. Thủ đoạn của thủ phạm cực kỳ tinh vi, chứng tỏ năng lực chặn điều tra của hắn cao minh vô cùng. Đến đây thì bạn đọc đã đoán ra hắn không phải công an thì cũng thiên tài rồi :))) Khả năng là thiên tài khá lớn vì 2 cuốn khác cùng series đều có thủ phạm IQ cao ngất. Thế nhưng, sự thật ra sao thì chỉ đoạn đoạn cuối truyện mới mò ra.

Anh Cao Đống tái ngộ người xưa Từ Sách. Sau vụ Mưu sát, tình cũ khó quên(khó quên thế nào thì mời các bạn đọc review cuốn Mưu sát của mình), qua 4 năm, anh lại liên lạc với Từ Sách để nhờ cậy. Từ Sách không nghĩ ra được cái gì cụ thể nhưng bằng lý thuyết toán học, anh đã định hướng cho Cao Đống tập trung vào điểm mấu chốt nhất của vụ án. Quả thật là anh Đống cũng ăn rùa chứ không vụ án kín kẽ thế này khó lòng phá nổi.

Điểm hay của tác phẩm này không chỉ ở giai đoạn phá án (kỳ thực, phá án chỉ quanh đi quẩn lại chi tiết làm sao chiếc Buick đi ra khỏi trạm xe mà thần không biết quỷ không hay). Tôi thích cuốn này cũng giống như các cuốn khác cùng series: nó xỏ xiên chế độ. Ví dụ như khi gặp biến trong vụ án, các đồng chí công an nhân dân của chúng ta sẽ nghĩ ngay đến vấn đề đổ trách nhiệm cho ai chứ không phải làm sao phá được án; hay quan điểm “quyết định của tập thể” cực kỳ quen thuộc ở Việt Nam: tức là lỗi do tập thể, hổng phải do tôi; đừng có dại đi ngược số đông, đi trước đi sau đi nhanh đi chậm đều được tuốt, miễn là đi xuôi dòng…

Đặc biệt là đoạn cuối tác phẩm, các phần phỏng vấn người liên quan đến thủ phạm, hài hước cực kỳ, làm tôi cười như điên. Ví dụ cô Phó tổng giám đốc công ty dược: Sau một hồi chém gió toàn lạc đề thì cô nói: “Được được, vậy tôi sẽ quay lại chủ đề chính, phải rồi, sao các anh lại gọi điện mà không gặp trực tiếp để hỏi tôi?… Các anh rất bận à? Chị đây cũng không có rảnh đâu nhé. Đằng ấy trông thế nào, nghe giọng cũng được đấy chứ, chị đây hơn 30 tuổi rồi nhưng vẫn chưa kết hôn… Gì cơ, đằng ấy kết hôn rồi? Sao không tìm anh cảnh sát nào đẹp trai độc thân đến để hỏi tôi chứu?… Không phải chứ, các anh đều có gia đình cả rồi à?……..tôi l à bà tám, chuyện trên trời tôi biết một nửa, còn chuyện đại học Y tôi biết tuốt….. Hôm nay tôi rất rảnh, có thể nói thêm chút nữa… A lô, a lô, mất tín hiệu à? A lô…”

Hay một anh khác: “Ngay ngày đầu tiên anh ta làm quan tôi đã biết ngay là sớm muộn gì anh ta cũng bị bắt vì tội tham ô. Có biết tại sao không? Hồi đại học anh ta mượn tôi 100 tệ mà đến bây giờ vẫn chưa trả nữa…….. Ông Cao này cũng là một tên bám váy phụ nữ, nghe nói ngủ với con gái cưng của Bí thư Ủy ban Chính pháp…. Ơ, ông Cao đó là lãnh đạo của các anh à? Thôi được, coi như tôi chưa nói gì cả…”

Ôi, hài vãi lúa luôn =)))

Chấm điểm: 8/10

Tôi rất muốn chửi thủ phạm trực tiếp và gián tiếp của vụ này nhưng sợ spoil :((( Ai đọc rồi vào comment chửi với nhau cho vui nè.

#dienyen #review #trinhtham

One thought on “Review Người phát ngôn của thần chết”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *